Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA


I. Đặc điểm nước thải phòng khám


        Ngày nay các phòng khám đa khoa mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho mọi người. Tuy nhiên song song với những lợi ích nó mang lại còn có nhiều vấn đề mà chúng ta cần đáng lưu tâm giải quyết.  

       Vấn đề ở đây chính là mức độ phát sinh thêm một lượng nước thải phòng khám y tế nha nước sinh hoạt hằng ngày các bệnh nhân, máu, dịch cơ thể, khăn lau, chăn mền, vệ sinh lau chùi, xét nghiệm… 

       Tất cả những nước thải này cần phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Vì thế yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa là cần thiết và đạt tiêu chuẩn để nước thải xả ra ngoài có tiêu chuẩn phù hợp theo quy định của nhà nước.

- Nước thải phòng khám là nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh
- Nồng độ BOD5 và COD trong nước thải không cao, thích hợp cho quá trình xử  lý sinh học


xu-ly-nuoc-thai-phong-kham-da-khoa


III. Thuyết minh công nghệ

a.      Song chắn rác & hố thu gom nước thải

          Có nhiệm vụ giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…) đồng thời làm giảm 5% lượng SS và 5% lượng COD. Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được lấy định kỳ, nước thải sau khi được loại bỏ rác thô sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý tiếp theo.   

b.      Bể Anoxic
         Do nước thải có chứa lượng N cao. Do đó cần phải có bể anoxi để khử nitrat tạo ra từ quá trình hiếu khí aerotank. Nhờ quá trình hiếu khí aerotank, nitơ hữu cơ trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành nitrate.

c.      Bể lọc sinh học giá thể bám dính (FBR)
         Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Thiết bị thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước…theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí         H2O + CO2 + sinh khối mới +…

d.      Bể lắng
          Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách phanhờ các tấm lắng vách nghiêngvà giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ bể sinh học được  thu gom về vùng chứa bùn của bể lắng. Tại vùng này có đặt bơm chìm để bơm bùn qua bể chứa bùn và một phần về bể FBR.

e.      Bể chứa bùn dư
          Bể chứa bùn dư nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần bùn dư sẽ được hút định kỳ để xử lý theo quy định, phần nước tách pha được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

f.       Bể khử trùng

          Nước thải sau xử lý mặc dù nước trong nhưng lượng vi sinh vật gây bệnh trong nước cao. Do đó nước thải được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn.

II. Tư vấn kỹ thuật và xử lý nước thải phòng khám đa khoa
lap-du-an
158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: 0918755356 - 0839118552



Sự lựa chọn thông minh của doanh nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét